WordPress là một trong những CMS vô cùng nổi tiếng, và được rất nhiều cá nhân, công ty sử dụng để khởi tạo một trang web cho họ. Vậy cụ thể WordPress là gì? Ưu nhược điểm của WordPress? WordPress có thật sự toàn năng? Bài viết hôm nay Phoenix Flatsome sẽ giúp bạn hiểu rõ những vấn đề này.
Mục Lục
WordPress là gì?
Là một trong những hệ thống Open Source (mã nguồn mở) được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và hệ quản trị cơ sở dữ liệu MyQSL. Là một trong những CMS Open Source miễn phí, tốt, dễ sử dụng và là CMS phổ biến nhất trên thế giới.
WordPress sẽ giúp bạn tạo ra các trang web về thương mại điện tử, cổng thông tin, portfolio online, blog tin tức. Đặc biệt, WordPress có thể làm một trang diễn đàn đấy.
Lịch sử hình thành WordPress
Theo WordPress.org, thì WordPress là sự thừa kế chính thức từ một công cụ viết blog được phát triển bởi Michel Valdrighi (lập trình viên người Pháp), lúc đấy nó có tên là b2/cafelog, ra mắt lần đầu vào 2001.
Đến 27/5/2003, phiên bản đầu tiên của WordPress được phát hành bởi Matt Mullenweg và Mike Little.
WordPress có ưu nhược điểm gì?
Ưu điểm
- Dễ sử dụng: WordPress cực kỳ dễ hiểu, dễ sử dụng, dù bạn không có kiến thức về lập trình thì vẫn có thể sử dụng tốt.
- Quản lý dễ dàng: Hệ thống quản trị (trang admin) rất dễ dàng, các mục được phân chia – sắp xếp một cách khoan học, dễ hiểu, thân thiện với người dùng.
- SEO là chuyện nhỏ: WordPress hỗ trợ cực kỳ tốt cho SEO, bất kể là blog hay sản phẩm, WordPress đều cân được hết.
- Ngôn ngữ không làm khó được WordPress: 52 là số lượng hiện tại mà WordPress hỗ trợ ngôn ngữ, và trong số 52 ngôn ngữ được hỗ trợ thì có tiếng Việt của chúng ta ở trong đó. Quả là vinh hạnh đúng không?
- Đa dạng về giao diện: Giao diện sẵn có của WordPress là “biển”, vì nó rất nhiều. Còn nếu tính các giao diện được thiết kế bởi các lập trình viên về web nữa thì phải gọi là “đại dương”.
- Tiết kiệm chi phí: Giao diện miễn phí của WordPress có rất nhiều, bạn có thể tận dụng nó để sử dụng; và thế là bạn đã tiết kiệm được một khoản phí rồi đấy
- Cộng đồng sử dụng và hỗ trợ rộng lớn: Bạn có thể học hỏi các thủ thuật sử dụng web, hoặc khi gặp lỗi bạn cũng có thể khắc phục được đó là nhờ hội nhóm hỗ trợ WordPress rộng rãi trên Internet
Nhược điểm
- Quá trình cài đặt không hề đơn giản: Thực tế, việc cài đặt theme cũng như plugin không đơn giản như bạn nghĩ. Nó phực tạp hơn rất nhiều; nếu cài đặt không đúng sẽ xảy ra xung đột.
- Chỉ thích hợp với doanh nghiệp nhỏ: WordPress chỉ thật sự tốt đối với các doanh nghiệp có quy mô và dữ liệu nhỏ, còn nếu bạn là một doanh nghiệp với cơ sở dữ liệu lớn thì WordPress sẽ không phù hợp với bạn.
Những lý do nên sử dụng WordPress
Là một trong những CMS lớn và nổi tiếng
WordPress, Joomla, Drupal là 3 CMS được sử dụng nhiều nhất trên thế giới để xây dựng 1 website, và tất nhiên WordPress đứng thứ nhất.
Có khoảng hơn 29% các trang web trên thế giới đang sử dụng CMS WordPress, và số lượng này đang dần tăng lên mỗi ngày.
Lịch sử lâu đời
Ra mắt lần đầu vào 2003, và cũng không phải được như bây giờ, mà WordPress lúc đấy chỉ như một công cụ dành cho các blogger có đam mê chia sẻ những trải nghiệm tuyệt vời của họ.
Dần dần theo thời gian, WordPress đã phát triển nhanh chóng, và thu hút được nhiều doanh nghiệp, cũng như các lập trình viên có ít kinh nghiệm đến với CMS này.
Và ngày nay đã có rất nhiều CMS mới xuất hiện, nhưng vị thế của WordPress vẫn không bị lung lay, mà càng có thêm nhiều doanh nghiệp, nhiều cá nhân tìm đến hơn nữa.
Là Open Source (mã nguồn mở)
Một ưu điểm tuyệt vời của mã nguồn mở là bạn có thể tùy biến, thay đổi theme, tự cài đặt các plugin, tự quản lý, mà bạn không cần phải sử dụng dịch vụ quản lý thay nào hết.
Thân thiện với các công cụ tìm kiếm – đặc biệt là Google
WordPress được tạo ra với mục đích là giúp mang lại tính thân thiện cho người dùng; và không chỉ cho người dùng mà WordPress còn thân thiện với cả công cụ tìm kiếm, giúp việc SEO website trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Tùy chỉnh dễ dàng
WordPress hỗ trợ khả nặng tùy biến giao diện cực dễ dàng, dù bạn không biết code vẫn có thể tùy biến lại theme được.
Cộng đồng hỗ trợ rộng lớn
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tùy chỉnh, bạn chỉ cần lên internet và tìm kiếm những hội nhóm, cộng đồng WordPress, họ sẽ giúp giải đáp thắc mắc của bạn.
“Đại dương” về theme và plugin
Như mình đã nói ở trên, theme (giao diện) của WordPress là cả một “đại dương”, và plugin cũng thế. Bạn có thể tha hồ lựa chọn plugin cũng như nhà phát triển plugin để cài đặt.
Sử dụng dễ dàng
WordPress không kén Hosting, vì thế bạn có thể cài đặt website WordPress dễ dàng. Và bạn cũng có toàn quyền quyết định nơi lưu trữ web WordPress của bạn.
Bảo mật tốt dù là mã nguồn mở
Cái khó của Open Source là ở việc bị tấn công bởi virus, mã độc. Tuy nhiên WordPress đã xây dựng, bảo mật tốt, giúp bạn hạn chế việc bị dính mã độc, virus.
Trải nghiệm người dùng cực tốt
Khi đã xây dựng thành công website cho chính mình, bước tiếp theo mà bạn cần làm là tiếp thị và SEO trang web.
Kết hợp với một Hosting tốt, bạn sẽ thấy những trải nghiệm mà WordPress mang lại cho bạn là vô cùng tốt.
Những hiểu lầm về WordPress
Chỉ những coder “cùi bắp”, công ty “cùi” mới chọn WordPress để thiết kế web
Tuy WordPress là Open Source nhưng không vì thế mà nó “cùi”, không tốt; vậy bạn có biết TechCrunch, Sony Music, Disney Book, MTV New… không? Chắc họ là những công ty “cùi” nên mới sử dụng WordPress thôi nhỉ?
Chỉ những coder “cùi bắp” mới dùng WordPress. Có thể bạn không biết, để dùng được WordPress trước nhất bạn phải biết code php. Vậy thì bạn nghĩ những coder WordPress là “cùi bắp”.
WordPress chạy chậm?
Vấn đề này không chỉ xảy ra ở WordPress mà nó còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, Hosting chậm, internet yếu, lập trình viên chưa tối ưu web đúng cách…. Đây là những vấn đề thường gặp phải khi xây dựng một website.
WordPress có thật sự toàn năng?
Nếu có người nói WordPress “cùi”, thì cũng sẽ có người “thần thánh hóa” WordPress, cứ nghĩ WordPress làm được tất cả. Với nhiều yêu cầu tùy biến khác nhau thì WordPress sẽ không thể thực hiện được, lúc này bạn chỉ có thể sử dụng website php thuần (php MySQL) mà thôi.
Vậy là bạn đã hiểu WordPress là gì? Ưu nhược điểm của WordPress. WordPress có phải là toàn năng? Phoenix Flatsome xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.